Phân Kỳ RSI - Khóa học Rsi chuyên sâu

Mục Lục

Mình rất thích một câu nói của Lý Tiếu Long như thế này :

” Tôi không sợ những kẻ có 10.000 kiểu đá khác nhau ,

tôi chỉ sợ những kẻ luyện 10.000 lần 1 cú đá ” 

Trong trading cũng vậy việc hôm nay bạn áp dụng phương pháp này . Ngày mai bạn lại sử dụng phương pháp khác đó không phải là một chiến lược thông mình. Thay vào đó chúng ta nên chuyên tâm giao dịch theo một phương pháp nhất định qua thời gian nó sẽ cho các bạn thấy được những điểm mạnh , điểm yếu của phương pháp từ đó việc của các bạn sẽ là phát huy tối đa  điểm mạnh và hạn chế điểm yếu lại. Đấy mới chính là một chiến lươc mà chúng ta nên hướng tới.

Chính vì vậy trong mục này mình xin chia sẻ cho mọi người một Khóa Học giao dịch theo Phân kỳ RSI  đây chính là bí quyết mà mình đang áp dụng để kiếm tiền.

 Nội dung chính của Khóa học bao gốm :

 1 .Phân kỳ RSI là gì ?

       – Ưu và nhược điểm khi giao dịch theo phân kỳ RSI

      –  Dấu hiệu nhận biết phân kỳ RSI

      –  Giới thiệu mô hình phân kỳ 2 đỉnh 2 đáy , Mô hình phân kỳ 3 đỉnh – 3 đáy

  2.  Xây dụng hệ thống giao dịch theo phân kỳ RSI

– Tìm điểm entry

– Tỉ lệ R : R

– Quy tắc vào volume ( quy tắc quản lí vốn )

– Phương pháp 3K

3 . Thực hành  – Backtest 

 – Cách backtest , luyện tập giao dịch theo phân kỳ RSI

   

Hướng dẫn cách sử dụng khóa học Phân Kỳ RSI Chuyên Sâu

Mọi người để ý thấy Trang này mục lục có 4 phần ABCD .

phần A: chính là mục lục và giới thiệu

phần B : phân kỳ RSI là gì

phần C : Xây dựng hệ thống giao dịch theo phân kỳ RSI

phần D : Thực hành và backtest giao dịch theo RSI

mọi người sẽ đọc theo lần lượt từ A => D  đừng nhảy cóc cũng đừng ngắt quãng . Người Việt mình có tâm lý ngại đọc dài dòng nên Mình đã cố gắng viết  khóa học này một cách ngắn gọn nhất có thể đi trực tiếp vào trọng tâm vì vậy mọi người hãy bỏ chút thời gian mà đọc cho hết để hiểu trọn ý.

Cuối cùng đó chính là việc mọi người tham gia nhóm.

Khi học xong khóa học này mọi người đã có thể tự lực cánh sinh để giao dịch với thị trường rồi. Tuy nhiên chắc chắn là trong quá trình đó sẽ gặp một số trường hợp phân kỳ khác lạ nó không xuất hiện trong bài giảng mình đã nói hoặc là mọi người không biết đó có phải tín hiệu đẹp hay không . Thay vì các bạn inbox riêng cho mình sau đó mình phải trả lời inbox cho từng bạn một thì mình đã lập ra Group  Phân kỳ RSI cho mọi người  giao lưu trong đó có thắc mắc gì có thể đăng lên để hoi hoặc tín hiệu nào mà bạn phát hiện đó là tín hiệu phân kỳ đẹp thì hãy chia sẻ lên cho mọi người cùng tham khảo. Mình nghĩ đây là môi trường tốt để luyện tập phát triển cùng nhau.

Phân kỳ RSI

Câu hỏi quan trọng nhất ở đây là : Group có mất phí không.

Câu trả lời là không. 100% là Miễn Phí.

Các bạn bấm vào đường link này để tham gia Group :

https://t.me/RsiPower99

Tuy nhiên khi đã vào nhóm rồi hy vọng các bạn nên ý thức một chút đừng spam hay câu kéo bất kì ai trong này cả hãy trao giá trị trước khi muốn nhận một cái gì đó trong group này nha. Cảm ơn.

Ok hãy sang Phần B để bắt đầu đi vào bài học đầu tiên nào.

1. Phân kỳ RSI là gì ?

phân kỳ RSI là  khi giá biểu đồ nến di chuyển theo hướng ngược lại so với biểu đồ RSI. Điều này cảnh báo xu hướng giá hiện tại có thể đang suy yếu và có khả năng đảo chiều trong tương lai gần.

Tại sao lại có hiện tượng PHÂN KỲ RSI

Đây là điều rất ít ai sử dụng nó mà hiểu.

Nguyên nhân vì sao lại xuất hiện phân kỳ RSI ?

Tại sao chúng ta lại lấy cơ sở đó để giao dịch?

. Khi mọi người hiểu được 2 câu hỏi này thì cốt lõi vấn đề đã được giải quyết niềm tin của mọi người với phương pháp này đã nâng cao rất nhiều giúp mọi người tự tin khi vào lệnh hơn, Tâm lý cũng không còn sợ hãi dễ dàng kỷ luật. 

Câu hỏi 1 : Vì sao lại xuất hiện phân kỳ RSI .

Lời giải : RSI là chỉ báo động lượng tức là đo lường mức độ tăng giảm của nến là nhanh hay chậm trong khung thời gian đó lấy độ dài là 14 nến gần nhất. ( con số 14 này là con số mặc định khi mọi người sử dụng indicator RSI  ).

Động lượng nó tăng hay giảm không phụ thuộc vào nến xanh hay nến đỏ Mình lấy ví dụ cho mọi người hiểu đơn giản như sau:

Nhìn vào ảnh 1 phía bên trái. Mọi người thấy nến 2 tăng so với nến 1  +10 pip , nến 3 tăng so với nến 2 +20pip > + 10pip của nến 2 tăng so với nến 1 => Động lượng tăng ,  Nến 4 tăng so với nến 3 +13pip  < +20pip của nến 3 tăng so với nến 2 => Động lượng hiện tại đang giảm .   Đấy chính là động lượng. Qua đó mọi người nhận ra. Động lượng tăng hay giảm nó không ảnh hưởng gì đến việc nến đó tăng hay là giảm. 

Vậy việc phân kỳ xảy ra là do việc Nến thì tăng nhưng động lượng lại giảm, hoặc ngược lại nến giảm nhưng động lượng tăng. Minh chứng cho câu nói này mọi người hãy nhìn ảnh thứ 2 bên tay phải

 Ta thấy . Nến 2 giảm -20pip so với nến 1 ,  Nến 3 giảm -13pip so với nến 2 ,=> động lượng tăng vì -13pip của nến 3 so với nến 2 giảm ít hơn -20 pip của nến 2 so với nến 1.   Nến 4 giảm -10pip so với nến 3 => Động lượng tiếp tục tăng vì -10pip giảm ít hơn -13pip của nến 3 so với nến 2 . Chính vì vậy Nến thì giảm nhưng động lượng thì đang có dấu hiệu tăng. Khả năng cao trong tương lai gần giá sẽ Tăng.

Câu hỏi 2 : Vì sao chúng ta giao dịch theo phân Kỳ RSi

Vừa rồi mình đã chỉ cho mọi người biết nguyên nhân vì sao xuất hiện phân kỳ RSI rồi. Qua đó mọi người cũng đã hiểu được động lượng là gì. Chúng ta hình dung thế này.  Nó giống như việc chiếc xe đang leo dốc ấy. Xe đang leo dốc vẫn đang tiến về phía trước nhưng càng đi tốc độ càng chậm lại từ 10km/h xuống 2km/h , 1km/h , đến một thời điểm nào đó xe không thể di chuyển được nữa sẽ về 0km/h Lúc đó bạn sẽ thấy ntn . Lực cho xe lên đã không còn thì chắc chắn xe phải lao dốc rồi. Lúc này vận tốc xe lao dốc sẽ dần tăng lên từ 0km/h sẽ tăng lên 2km/h , 10km/h đến khi xe nó xuống thung lũng thì thôi.

 Tương tự nến cũng vậy. Giá nến vẫn tăng nhưng lực mua không có càng ngày càng yếu, Nến tăng càng ngày càng nhỏ. Lúc này lực mua đã cạn kiệt thì sớm muộn nến cũng phải đi xuống mà thôi.  Phân kỳ RSI cho chúng ta thấy được sự mâu thuẫn giữa giá đi lên và sức tăng của nến. 

Nếu nến đi lên nhưng sức tăng đang yếu dần thì sớm sẽ có pha đảo chiều

Nếu nến đi xuống nhưng sức xuống lại yếu thì sớm sẽ có pha tăng giá.

Đó chính là nguyên nhân chúng ta sử dụng RSI để giao dịch.

 

Dấu hiệu nhận biết Phân Kỳ RSI

Để nhận biết phân kỳ RSI khá là đơn giản. Phân kỳ xảy ra khi xuất hiện 1 trong 2 TH sau đây,

1 : Biểu đồ RSI đi lên còn biểu đồ nến đi xuống đây là phân kỳ dương ( biểu đồ tăng ) vì thường giá sẽ có khả năng tăng trong tương lai gần

2 . Biểu đồ RSI giảm còn biểu đồ nến đi lên đây là phân kỳ âm ( biểu đồ giảm ) vì thường giá sẽ có khả năng giảm trong tương lai gần.

Hiện tại có rất nhiều người inbox hỏi mình là trên mạng có cả phân kỳ hội tụ , phân kỳ ẩn , phân kỳ phóng đại… những phân kỳ đấy sao không thấy mình đề cập trong khóa học này. Ở đây mình cũng giải đáp luôn cho mọi người rõ đó là do sự phân loại của mỗi người.  Khi mình giao dịch theo phân kỳ RSI trong FOREX thì chỉ có duy nhất 2 loại phân kỳ  : Phân kỳ âm , Phân kỳ dương .Đấy là 2 loại mình vừa nói ở trên. Mọi người cũng chỉ nên học và nhớ theo sự phân loại này bởi vì tất cả các phân kỳ khác cũng đều chỉ là những biến thể từ 2 loại này mà ra không có gì mới.

Mô hình Phân kỳ 2 đỉnh – 2 đáy , Mô hình phân kỳ 3 đỉnh – 3 đáy

Phân kỳ RSI 2 đỉnh -2 đáy

phân kỳ 2 đỉnh - 2 đáy
phân kỳ 2 đáy

Nhìn vào ảnh trên mọi người cũng nhận ra đây chính là mô hình phân kỳ 2 đáy.  Với biểu đồ nến có đáy 2 tạo ra thấp hơn đáy 1 . Còn ở biểu đồ RSI thì đáy 2 tạo ra cao hơn đáy 1  Sự ngược chiều như thế này chính là tín hiệu của sự phân kỳ.  và đây chính là phân kỳ dương => thị trường sẽ tăng giá .

Ngược lại ta có

Phân kỳ 2 đỉnh
Phân kỳ 2 đỉnh

Trên biểu đồ nến : Đỉnh 2 tạo ra cao hơn đỉnh 1

Biểu đồ RSI : Đỉnh 2 tạo ra thấp hơn đỉnh 1

=> Phân kỳ âm  => Giá có khả năng giảm trong tương lai

Mô hình RSI 2 đỉnh – 2 đáy khá là đơn giản hầu như đọc 1 lần là nhớ luôn phần lớn khi mọi người giao dịch phân kỳ tín hiệu sẽ rời vào mô hình 2 đỉnh – 2 đáy này, lát nữa sang mục xây dựng hệ thống giao dịch mọi người chỉ việc áp những thứ mình hướng dẫn vào nữa là có thể tự phân tích và trading được rồi

Phân kỳ RSI 3 đỉnh -3 đáy

Đây là mô hình siêu lợi hại nó cho mọi người xác xuất chiến thắng cực cao. Tuy nhiên nó khó- Khó để mọi người phát hiện ra phân kỳ dưới đây chính là ảnh ví dụ điển hình cho mô hình phân kỳ

Phân kỳ mô hình 3 đáy
Phân kỳ mô hình 3 đáy

Mọi người thấy đấy, ở trên biểu đồ nến đáy 2 thấp hơn đáy 1 , đáy 3 thấp hơn đáy 2 và đáy 1

Ở Biểu đồ RSI  đáy 2 cáo hơn đáy 1 , đáy 3 cao hơn đáy 2 và đáy 1.  Khi thấy đã hình thành như vậy thì chính xác là mô hình phân kỳ 3 đáy.  đây là phân kỳ dương => Giá tăng trong tương lai

Ngược lại

Phân kỳ 3 đỉnh
Phân kỳ 3 đỉnh

Biểu đồ nến đỉnh 2 cao hơn đỉnh 1 , đỉnh 3 cao hơn đỉnh 2 và đỉnh 1

Ở Biểu đồ RSI  đỉnh 2 thấp hơn đỉnh 1 , đỉnh 3 thấp hơn đỉnh 2 và đỉnh 1.  Mô hình như trên ta gọi là mô hình phân kỳ RSI 3 đỉnh

Đây là phân kỳ âm => giá giảm

Qua 2 ví dụ bằng hình ảnh thực tiễn trên mọi người cũng thấy ở mô hình phân kỳ 3 đỉnh – 3 đáy này sự nhận diện chúng đã khó hơn mô hình phân kỳ RSI 2 đỉnh 2 đáy rất nhiều, Tín hiệu xuất hiện cũng ít hơn mọi người phải kiên nhẫn đợi rất lâu mới xuất hiện 1 tín hiệu. Bù lại những điều trên thì khi vào lệnh theo tín hiệu kết quả mang lại rất tốt . Tỉ lệ chiến thắng khá cao 10 tín hiệu có thể lên đến 7-8 tín hiệu chiến thắng. Rất đáng để chúng ta chờ đợi.

Sau đây là một vài đặc điểm trong quá trình mình giao dịch mình đã tổng quát giữa 2 mô hình

  Phân kỳ 2 đỉnh – 2 đáy Phân kỳ 3 đỉnh – 3 đáy
Tỉ lệ chiến thắng 10 lệnh thắng 4-6 lệnh 10 lệnh thắng 7-8 lệnh
Tần suất -xuất hiện tín hiệu Trung bình 1 cặp tiền trên H1 thì 1 tháng có 2-4 tín hiệu Trung bình 1 cặp tiền trên H1 thì 3-4 tháng mới có 1-2 tín hiệu
khung thời gian giao dịch tốt nhất H1 sau đó H4 H1 sau đó H4
Cặp tiền giao dịch tốt nhất  Tất cả đều như nhau Tất cả đều như nhau
thời gian giao dịch tốt nhất xuất hiện tín hiệu là vào lệnh Trừ khoảng thời gian 22h-7h sáng Việt Nam xuất hiện tín hiệu là vào lệnh Trừ khoảng thời gian 22h-7h sáng Việt Nam
     

Ưu và nhược điểm khi giao dịch theo Phân Kỳ RSI

Bất kỳ một phương pháp nào cũng đều sẽ có những ưu và nhược điểm của nó. Không có phương pháp nào là hoàn hảo cả. Phương pháp phân kỳ RSI này cũng vậy. Nó sẽ có những ưu và nhược điểm sau đây

 Ưu điểm :

  1. Có hệ thống giao dịch rõ ràng : đây là điều mình rất thích khi giao dịch theo phân kỳ RSI mình không vào lệnh theo cảm tính , không vào lệnh theo độc đoán cá nhân nữa, cũng không còn lo nghĩ gì về tin tức này nọ. Khi tín hiệu đã xuất hiện thì mình sẽ vào lệnh .Tín hiệu phân kỳ dương thì BUY , phân kỳ âm thì SELL rất rõ ràng.  phần sau mình sẽ nói chi tiết hệ thống giao dịch
  2. Tỉ lệ winrate ổn định :  Thời gian đầu khi giao dịch theo  RSI phân kỳ mình thực sự ấn tượng với tỉ lệ chiến thắng của nó. Lúc ấy mình có thông kê  mình vào 15 lệnh đầu mà chỉ thua đúng có 4 lệnh thực sự con số rất ấn tượng đấy chính là niềm tin để mình tìm hiểu sâu về phương pháp này đến thời điểm bây giờ. Mặc dù tiếp theo sau đó con số ấy không duy trì được như vậy nhưng với tỉ lệ Winrate 50-60% là tương đối tốt . mọi người chỉ cần duy trì như vậy trong suốt thời gian trade là đã tạo được lợi nhuận ngon lành
  3. Không đau đầu  không ảnh hưởng cuộc sống xung quanh : Có lẽ rất ít người để ý điều này nhưng đối với mình việc trading mặc dù người ta hay nói là chỉ việc cầm máy tính ngồi ở nhà là tạo ra tiền nhưng đầu óc nó còn mệt mỏi hơn gấp nhiều lần so với tay chân hay làm việc văn phòng khác. một khi đã mở biểu đồ hay ngồi canh chart tìm tín hiệu là đầu óc toàn suy nghĩ đi đâu , đặc biệt khi đã vào lệnh đầu óc toàn nghĩ đến nó không làm được việc gì khác, tối về ngủ cũng nghĩ đến nó rất mệt mỏi.  Từ khi mình chỉ áp dụng theo phương pháp này công việc trade của mình hầu như giảm được 90% sức lực và trí tuệ vào nó.  Hiệu quả đạt được cũng hơn rất nhiều không còn đau đầu , không còn cảm xúc tiêu cực nữa, Cuộc sống xung quanh cũng tươi tốt hơn xưa tính kỷ luật cũng từ đó mà hình thành.

Nhược điểm :

  1.  Rất ít tín hiệu, Tín hiệu xuất hiện cũng không báo trước: Đây là nhược điểm lớn nhất của phương pháp,  khi mọi người giao dịch theo phân kỳ RSI này thì phải chấp nhận 1 điều là nó rất ít tín hiệu, như mình đã nói trong bảng tổng quát trên thì ở khung H1 , H4 có khi cả tháng chỉ có 2-3 tín hiệu Vì vậy mọi người chỉ còn cách là kiên nhẫn đợi thôi. Với lại tín hiệu nó xuất hiện không báo trước, không có cảnh báo nào báo cho bạn biết rằng tín hiệu nó xuất hiện cả, chỉ có 1 cách là thỉnh thoảng bạn vào kiểm tra biểu đồ xem có cặp tiền nào xuất hiện tín hiệu phân kỳ hay không. nếu xuất hiện vào lệnh , Còn không xuất hiện thì tắt đi đợi tiếp. Sang phần sau mình sẽ chỉ cho mọi người mẹo mà mình đang làm hằng ngày để tiết kiệm thời gian cho việc nhận biết cặp nào sắp xuất hiện tín hiệu phân kỳ hay không để còn đưa vào danh mục quan sát.

2. XÂY DỰNG HẸ THỐNG GIAO DỊCH THEO PHÂN KỲ RSI

bạn biết cách nào để giúp bạn giao dịch đơn giản – hiệu quả và an nhàn không . Đó chính là việc bạn xây dựng hệ thống giao dich cho riêng mình.

Tất cả các nhà giao dịch có lợi nhuận liên tục đều có một kế hoạch và tuân theo kế hoạch đó với mức độ tự tin vừa đủ, không tự tin quá mức để đánh cược tất cả tiền ,cũng không ghi ngờ và hối hận trước những lệnh đã vào. Nếu không có sự chuẩn bị từng bước  bạn có thể sẽ trở nên mất phương hướng mỗi khi thị trường đi sideway , đi ngược chiều phân tích. 

Để có một kế hoạch giao dịch thì bạn cần phải có những điều sau đây.

  • Điểm entry vào lệnh
  • Điểm đặt Stoploss- Take profit ( Tỉ lệ R : R )
  • Tính toán khối lượng cho mỗi lệnh ( Quy tắc quản lí vốn ) 
  • Phương pháp 3K rèn luyện tính kỷ luật

Đây chính là những điều mình sẽ chia sẻ cho mọi người cách mà mình đã xây dựng hệ thống giao dịch theo phân kỳ RSI và cách mình đang áp dụng nó vào giao dịch như thế nào. oke chúng ta bắt đầu đi vào từng ý một

  1. Điểm ENTRY vào lệnh RSI phân kỳ

Để tìm được điểm ENTRY  khi vào lệnh thì chúng ta phải chắc chắn xác định được , nhận diện được mô hình phân kỳ RSI ( trong phần trước mình đã hướng dẫn mọi người cách phát hiện RSI phân kỳ 2 đỉnh – 2 đáy và RSI 3 đỉnh – 3 đáy rồi  mọi người nhớ thuộc để còn áp dụng nha ) .

Vậy ở đây chúng ta sẽ có điểm ENTRY lý tưởng đó chính là

TH1  : Nếu là phân kỳ Dương => chúng ta sẽ vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến xanh thứ 2 liên tiếp. Để hiểu rõ hơn câu này mọi người xem ảnh phía dưới

Thêm 1 ví dụ nữa cho mọi người hiểu hơn

Vậy tại sao mình lại nói là điểm ENTRY lí tưởng. Nếu khi mở biểu đồ lên các bạn đang thấy nến nó chạy ở cây nến xanh thứ 2. Có thời gian rảnh để đợi thì mọi người nên đợi đến khi nào cây nến xanh đó gần đóng nến thì chúng ta vào lệnh. Thì điểm ENTRY đấy là hợp lí nhất. 

Còn nếu không thể đợi cho đến khi nến xanh thứ 2 gần đóng nến được Vì mọi người đang đi làm hoặc phải làm việc khác thì hoàn toàn mọi người vào lệnh ngay lập tức được , không cần phải đợi đến khi gần đóng nến với vào . 

Tuy nhiên điều kiện ở đây là mô hình phân kỳ  RSI đã hình thành . Còn nếu biểu đồ RSI và biểu đồ nến chưa ngược chiều nhau chưa phân kỳ thì đó đâu phải tín hiệu để chúng ta vào lệnh đúng không. Nên yếu tố đầu tiên là xuất hiện phân kỳ. Yếu tố thứ 2 là đợi ENTRY lí tưởng để vào lệnh còn nếu không thế đợi được thì chúng ta có thể vào lệnh ngay lập tức cũng được không sao cả.

 Ở đoạn này nhiều người bảo nếu cây nến thứ 2 đó không phải là cây nến màu xanh mà là cây nến màu đỏ được không. Mình nói luôn là sẽ tùy trường hợp.

Nếu cây nến thứ 2 là màu đỏ nhưng là nến con quay ( spinning top ) hoặc nến doji thì tín hiệu phân kỳ vẫn mạnh chúng ta có thể vào lệnh tại giá đóng cửa được. Ví dụ như ảnh phía dưới đây

Phân Kỳ RSI

Còn nếu cây nến thứ 2 là nến đỏ nhưng là MARUBOZU nó nhấn chìm hoàn toàn cây nến xanh thứ 1 thì chúng ta không nên vào , phải đợi thêm xem những cây nến tiếp theo có cho ra cây nến xanh để vào lệnh không. 

Ví dụ như cây hình dưới đây

Phân kỳ RSI Fake

Đến đây có lẽ mọi người thấy hơi rối não  nhưng yên tâm đi. 1-2 lần chưa quen  nhưng tầm 1-2 tuần là tín hiệu nào nên vào hay không là biết ngay ấy mà. 

những ví dụ mình vừa lấy trên là về cách thức vào lệnh của mô hình RSI 2 đỉnh – 2 đáy .  Còn đối với mô hình 3 đỉnh 3 đáy thì chúng ta vào lệnh cũng tương tự như vậy không khác gì.

Đối với phân kỳ dương của mô hình phân kỳ RSI 3 đỉnh – 3 đáy  thì entry lý tưởng cũng là giá đóng cửa của cây nến xanh thứ 2 .

Và cây nến thứ 2 là nến spinning top hoặc nến doji đều được chấp nhận và có thể vào lệnh như bình thường

Một số hình ảnh mình họa cho cách thức vào lệnh phân kỳ dương của mô hình phân kỳ RSI 3 đỉnh – 3 đáy sau đây

mô hình phân kỳ RSI 3 đỉnh- 3 đáy

RSI phân kỳ 3 đỉnh - 3 đáy

 

TH2  : Nếu là phân kỳ Âm

Phân kỳ âm thì sẽ ngược lại với phân kỳ dương => chúng ta sẽ vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến đỏ thứ 2 liên tiếp, mô hình RSI 2 đỉnh 2 đáy và  Mô hình RSI 3 đỉnh – 3 đáy áp dụng tương tự.

Để hiểu rõ hơn câu này mọi người xem hình phía dưới cách thức vào lệnh với  phân kỳ Âm

phân kỳ âm 2 đỉnh 2 đáy

Đói với cây nến thứ 2 mà là nến xanh nhưng nhỏ hơn cây nến đỏ thứ nhất  hoặc đó là nến Spinning top , doji  thì mô hình đó vẫn là phân kỳ và chúng ta hoàn toàn có thể vào lệnh 

Cụ thể xem trong hình dưới đây

phân kỳ RSI 2 đỉnh

Đối với mô hình phân kỳ 3 đỉnh – 3 đáy thì vẫn vào lệnh tươn tự .Entry vẫn là giá đóng cửa cây nến đỏ thứ 2

phân kỳ RSI 3 đỉnh

 

2 . Cách đặt Stoploss và Take profit đối với phân kỳ RSI 

TH1  : Nếu là phân kỳ Dương 

Sau khi chúng ta đã xác định được tín hiệu phân kỳ RSI và vào lệnh thì bước tiếp theo sẽ là xác định điểm đặt Stoploss và Take profit.

Đối với phân kỳ dương  thì stoploss mọi người sẽ đặt ở phía dưới đáy gần nhất

Take profit mọi người sẽ đặt theo tỉ lệ gấp đôi stoploss tức là tỉ lệ R : R ( risk : reward ) là 1 : 2  

Ví dụ : mọi người đặt Stoploss là 10 pip thì take profit phải đặt là 20 pip thì tỉ lệ R : R   là 1 : 2 .

Cụ thể thì mọi người sẽ xem hình phía dưới cách thức mà mình đã  đặt Stoploss và take profit 

Đặt Stoploss và take profit phân kỳ RSI

stoploss và take profit RSI phân kỳ

Mô hình 3 đỉnh 3 đáy chúng ta vào lệnh và đặt Stoploss và take profit cũng tương tự như mô hình 2 đỉnh – 2 đáy

Stoploss take profit 3 đỉnh 3 đáy

 

TH2 : Nếu là tín hiệu Phân Kỳ Âm

Trường hợp này về cách thức đặt SL và TP nó cũng tương tự so với Phân Kỳ Dương .Sau khi chúng ta đã xác định được tín hiệu phân kỳ Âm RSI và vào lệnh thì điểm đặt stoploss mọi người sẽ đặt ở phía trên đỉnh gần nhất

Take profit mọi người sẽ đặt theo tỉ lệ gấp đôi stoploss tức là tỉ lệ R : R ( risk : reward ) là 1 : 2  

Cụ thể thì mọi người sẽ xem hình phía dưới cách thức mà mình đã  đặt Stoploss và take profit  cho trường hợp Phân Kỳ ÂM

Mô hình 2 đỉnh – 2 đáyStoploss - Take profit RSI phân kỳ

Stoploss - Take profit RSI phân kỳ

Còn hình ảnh phía dưới đây  là cách thức vào lệnh và cách đặt stoploss , take profit đối với mô hình phân kỳ Âm của 3 đỉnh – 3 đáy

Stoploss - Take profit RSI phân kỳ

Đến đây có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc hoặc inbox hỏi mình :

” Em có thể đặt theo  tỉ lệ R : R là 1 : 1,5 hoặc  1 : 3 được không “,

  Thì mình trả lời luôn là được nhưng cái đấy là khi mọi người đã sử dụng phương pháp này đủ lâu, nhạy bén với từng trường hợp ,biết được trường hợp phân kỳ nào nó mạnh để đặt 1 : 3 , trường hợp nào phân kỳ yếu thì đặt 1 : 1,5  Có thể linh hoạt tỉ lệ R ; R  tùy theo đánh giá của mọi người . Còn bây giờ mới bắt đầu học phương pháp thì cứ mặc định 100% theo tỉ lệ 1 : 2 cho mình.  Đừng cố tự ý thay đổi tỉ lệ R : R  .

Ngoài ra mọi người cũng hay hỏi mình là  ” Stoploss ở dưới đáy gần nhất  thì em nên đặt cách đáy gần nhất là bao nhiêu “

Trả lời câu này cho mọi người là mọi người cứ áng chừng cách đáy gần nhất tầm 3-5 pip gì đấy.  Đối với phân kỳ RSI ở khung thời gian nhỏ như m5 , m15 thì tầm 3 pip  còn đối với khung H1 , H4 thì 5 pip. Nói chung nằm trong khoảng 3-5 pip là oke. Nó sẽ không ảnh hưởng gì nhiều.

3.Tính toán khối lượng vào lệnh cho mỗi lệnh Phân Kỳ RSI

một cách gọi khác của mục 3 này đó chính là cách quản lí vốn cho phương pháp phân kỳ RSI .

Mình biết vốn của mỗi người sẽ khác nhau , người thì 200$ , người 500$ , người 4000$ , người 20000$ …   chính vì vậy mình sẽ lấy  % số vốn để mọi người dễ tính toán cho tài khoản của mỗi người

Để an toàn và hiệu quả cho tài khoản , tránh tình trạng cháy   thì bắt buộc mọi người phải có một công thức quản lí vốn hợp lí và phù hợp với phương pháp giao dịch.

Phương pháp phân kỳ RSI là phương pháp có tần xuất vào lệnh thấp , tỉ lệ R : R là 1 : 2 . Chính vì vậy  khối lượng phù hợp nhất với phương pháp này đó chính là  mỗi lệnh mọi người sẽ vào với khối lượng sao cho Stoploss chỉ mất 5% số vốn . Đồng nghĩa với việc nếu lệnh win , chạm take profit thì mọi người sẽ lãi 10% tài khoản. 

Vậy là mọi người cứ lấy số vốn của mọi người chia cho 20 , tức là 20 lệnh thua liên tiếp thì mọi người sẽ cháy tài khoản

Ví dụ cụ thể :  mọi người có số vốn 1000$ 

1000 $  : 20 (lệnh )= 50$ / lệnh

Vậy khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ thì mọi người tính toán khôi lượng sao cho stoploss dừng ở 50$. và đặt take profit gấp đôi stoploss là 100$.

Để tính toán khối lượng thì mọi người vào mục  Công cụ tính lot , lợi nhuận trên website của mình rồi tìm công cụ tính lot phù hợp

Ở dưới hình mọi người thấy :

Vốn của mình có 1000$ 

Cặp tiền giao dịch là EURUSD

Số pip dừng lỗ là 15pip

% Rủi ro là 5% 

 sau đó công cụ tính toán ta ra được . 

Rủi ro về tiền là 50$

khối lượng phải đánh là  0,33 lot

Vậy là chúng ta sẽ vào với khối lượng 0,33 lot cho tín hiệu phân kỳ này

Tính lot vào lênh

 

Nhiều bạn bảo rủi ro 5% 1 lệnh có lớn lắm không , có bị cháy tài khoản không. 

Câu trả lời chắc chắn là không : Yên tâm đi mình đã backtest và giao dịch rất nhiều rồi, Không có chuyện 20 lệnh phân kỳ liên tục vào lệnh mà thua cả 20  đâu. Kiểu gì cũng sẽ có lệnh thắng lệnh thua xen kẽ nhau, ngược lại bạn còn có lãi là đằng khác.

Tuy nhiên một số lí do sau đây sẽ khiên các bạn bị thua lỗ hoặc tệ hơn thì cháy tài khoản .

+ Thứ nhất đánh không đều lot  , khi nãy mình đã bảo vốn 1000$ thì đánh mỗi lệnh stoploss là 50$ rồi  nhưng nhiều người vẫn tham lam đánh tùm lum khối lượng lên , lệnh thì 60$ , lệnh thì 70$  , lệnh thì 90$.  Rồi cuối cùng những lệnh thắng thì ăn ít , lệnh thua thì mất đậm. 

+ Thứ hai :  Dời Stoploss. đây là nguyên nhân chính dẫn đến cháy tài khoản , không hiểu kiểu gì mà mọi người lại đi dời stoploss.  Chúng ta đã tính toán rõ ràng thua lỗ cho từng lệnh , Stoploss cũng đã đặt ở vị trí đẹp thì cứ thể mà giữ  .  Nếu chạm Stoploss thì thôi, đợi kèo mới. Đằng này ngoan cố dời stoploss để hy vọng nó đảo chiều. Rồi cuối cùng càng ngày càng thấy nó thua lỗ đậm đến khi không gồng lỗ được nữa thì cháy tài khoản. Bó tay luôn.

+ Thứ  ba : Nhồi lệnh ( bồi thêm lệnh ) đây chính phương pháp nhanh nhất giúp mọi người cháy tài khoản .Mình biết là vào lệnh to thì sẽ ăn được nhiều nhưng các bạn phải nghĩ đến rủi ro trước khi nghĩ đến lợi nhuận. Nếu lệnh bồi đó mà WIN mọi người sẽ kiếm thêm được ít tiền  , nhưng những lệnh bồi đó mà thua, các bạn lại bồi thêm lệnh nữa cũng thua thì sớm muộn cũng hết tiền cháy tài khoản. Mà tài khoản đã hết tiền thì không còn cơ hội cho các bạn làm lại đâu . Vì vậy hãy suy nghĩ an toàn lên một chút đi mọi người.

4 . Phương Pháp 3K rèn luyện tính kỷ luật

Đây là một phương pháp mà đến giờ mình vẫn phải sử dụng hằng ngày để kỷ luật bản thân tránh mắc lại những sai lầm mà trước kia mình đã mắc rất nhiều lần. 

Mình chỉ mong sao ngày nào mình cũng tuân thủ được phương pháp 3K này là mọi chuyên trading của mình luôn luôn thuận lợi , luôn nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân mình. Hy vọng mọi người cũng nên áp dụng hằng ngày nó

Cụ thể 3K chính là 3 Không

+ Không nhồi lệnh

+ Không dời Stoploss

+ Không vào lệnh khi chưa có tín hiệu

Mình biết khi nghe thấy phương pháp 3 chữ K này là 3 điều mình vừa nói trên thì nhiều người sẽ nghĩ ôi  nó dễ thực hiện . Nhưng người nào mà đang suy nghĩ như vậy thì đã sai hoàn toàn rồi.  NÓ khó thực hiện vô cùng .

Để giải thích thêm cho các bạn hiểu vì sao nó khó.

Cách đây tầm 2 năm trước mình đã từng ngày nào cũng đặt bút viết 2 trang sách 3 chữ K này để nó in vào trong não nhắc nhở bản thân mình rằng luônn luôn phải tuân thủ nó.  Mọi người đều diễn ra đúng như mình mong muốn 1 tuần mình tuân thủ được cả 5 ngày giao dịch , hàng tháng mình cũng tuân thủ nó không vi phạm nguyên tắc nào trong 3 nguyên tắc trên. Lúc này mình đã cho là mình đã tuân thủ nghiêm được phương pháp 3K này rồi,  mình dần dần không để ý đến phương pháp 3K nữa vì cứ nghĩ nó mặc định trong đầu . CHo đến một ngày mình đã không tuân thủ nghiêm nó. Mình thấy 1 cây nến giật mạnh , mình đã  vào lệnh mặc dù đó không phải là tín hiệu phân kỳ RSI, sau đó nó đi ngược xu hướng mà mình đã vào, Mình không chấp nhận cắt lệnh thua lỗ, mình liên tục dời Stoploss ,  không những thế còn vào thêm những lệnh khác để hy vọng nhanh gỡ lại hòa vốn . Nhưng không thị trường vẫn đi ngược xu hướng . Chỉ vỏn vẹn 30 phút mình đã cháy tài khoản.   Lúc đấy mình mới nhận ra tuân thủ phương pháp 3K nó  có lợi như thế nào. Và tầm quan trọng của 3K trong quá trình rèn tính kỷ luật của mình.

Vì vậy qua bài học trên của mình . Mình mong rằng mọi người luôn ghi nhớ đến phương pháp 3K để nhắc nhở bản thân phải nghiêm khắc tuân thủ kỷ luật . không dời SL  , không nhồi lệnh , không vào lệnh khi chưa có tín hiệu phân kì RSI .  cứ đọc đi đọc lại mấy chứ này sẽ giúp ích rất nhiều đấy.

     Trước mình từng đọc một cuốn sách có tên như thế này 

  ” Kỷ luật để tự do ”  chính xác là vậy trong trading chỉ cần mọi người kỷ luật theo phương pháp thì mọi người sẽ an nhàn, tự do , tự động có tiền.

3. Hướng dẫn cách backtest , luyện tập giao dịch theo phương pháp phân kỳ RSI

 

Trên channel YOUTUBE mình rất hay nhắc đi nhắc lại mọi người là Backtest vô cùng quan trọng trong trading nhất là đối với các bạn đang học cho mình một phương pháp.

Cái việc backtest không khác gì việc các bạn đang vừa học vừa thực hành cả. Sau khi đã đọc qua các phần A, B,C  .Mọi người đã nắm bắt được những lý thuyết quan trọng nhất của phương pháp phân kỳ RSI ,thì bước cuối cùng cần phải làm đó là thực hành ngay nó trên biểu đồ.

Mọi người có thể áp dụng giao dịch trực tiếp trên tài khoản Live để vào lệnh  hoặc một cách khác để giúp mọi người tiến bộ nhanh hơn rất nhiều đó là backtest nhiều vào

Vậy backtest như thế nào để giúp nâng cao kĩ năng trading, giao dịch thành thục với phương pháp RSI thì để mình hướng dẫn cho mọi người sau đây.

Bước 1 : Đầu tiên mọi người vào tradingview chọn một cặp tiền bất kỳ , Khung thời gian có thể là H1 hoặc H4 hoặc M15, M30 , M5 tùy thích của mọi người.  Rồi bật backtest lên.

backtest tradingview RSI

Lưu ý  : Đối với bạn nào đang dùng tài khoản tradingview FREE thì chỉ backtest được trên khung thời gian D1 trở lên thôi, còn bạn nào mà có tài khoản tradingview Pro ,Premium thì có thể backtest trên cả các khung thời gian nhỏ hơn như M5, M15 , M30 ,H1 , H4 , D1.. , 

 Vì vậy bạn nào mà muốn mua tài khoản tradingview Premium giá rẻ hơn rất nhiều chỉ bằng 1/10 so với giá gốc tradingview đang bán thì chủ động inbox

qua zalo : https://zalo.me/0862851008  để mình gửi tài khoản cho mọi người backtest.

Bước 2 : Tìm kiếm tín hiệu phân kỳ RSI

Sau khi đã mở backtest lên rồi thì mọi người sẽ để cho nó di chuyển . .Nến vừa di chuyển mọi người vừa tập cách phân tích và tìm kiếm tín hiệu phân kỳ RSI.

RSI phân kỳ

 

Bước 3 : Đặt stoploss và take profit sau đó tập cách đặt stoploss , đặt take profit. 

Mọi người tự đo xem Stoploss là bao nhiêu pip  rồi đặt take profit gấp đôi số pip của Stoploss lên

Trong hình là stoploss 92 pip => take profit là 184 pip

RSI phân kỳ . bachtest RSI

 

Bước 4 : Đợi kết quả xem lệnh đó là Thắng hay Thua , sau đó note lại vào trong excel

sau khi đã đặt xong SL và TP thì mọi người sẽ cho nến nó chạy để xem lệnh đó là thắng hay thua.  Dù thua hay thắng thì mọi người đều phải note hết tất cả vào trong bảng excel . Cụ thể mọi người xem ví dụ trong hình phía dưới mình đã note

RSI phân kỳ

Backtest RSI

Trong Bảng Excel mọi người ghi càng chi tiết càng tốt, như thế sẽ giúp mọi người có dữ liệu để phân tích độ hiệu quả phương pháp.

 

Backtest RSI

Sau khi đã ghi xong vào bảng excel tín hiệu phân kỳ RSI của cặp tiền EURUSD vừa rồi. Mọi người lại tiếp tục backtest  tìm kiếm những tín hiệu phân kỳ khác. Mọi người có thể thay đổi khung thời gian , thay đổi cặp tiền ….

Cứ như vậy cho đến khi nào mọi người đạt 100 hoặc 1000 tín hiệu trong bảng excel rồi lúc đó mọi người tổng hợp xem mức độ lãi lỗ như thế nào , Tín hiệu của cặp tiền nào , khung thời gian nào, hay mô hình nào cho tỉ lệ chiến thắng cao..

Thời gian đầu mới tìm hiểu về phương pháp mọi người chịu khó backtest nhiều vào đến khi nào thấy cứng tay hơn một chút là Áp dụng giao dịch trực tiếp bằng tài khoản live .

Tổng Kết Khóa Học  RSI Chuyên Sâu

Khóa học Phân Kỳ RSI mình viết đến đoạn này cũng đã hết ý để chia sẻ cho moị người rồi. Có bao nhiêu kiến thức tích lũy mình share hết bấy nhiêu không giấu mọi người cái gì cả. Mình sẽ Tóm gọn lại những phần mà mọi người đã được học trong khóa học này.

Khóa học gồm 4 phần A , B , C ,D.

Phần A : giới thiệu khóa học

Phần B : Phân kỳ RSI là gì ,dấu hiệu nhuận biết Phân kỳ âm , Phân kỳ dương

+Mô hình RSI 2 đỉnh – 2 đáy ,  MÔ hình RSI 3 đỉnh – 3 đáy .

+Ưu và nhược điểm khi giao dịch theo phân kỳ RSI

Phần C : Xây dựng hệ thống giao dịch theo phân kỳ RSI

+Xác định điểm entry vào lênh

+Cách đặt stoploss , take profit

+Tính toán khối lượng cho mỗi lệnh

+Phương pháp 3K rèn luyện tính kỷ luật

Phần D : Backtest luyện tập kĩ năng trading bằng phương pháp phân kỳ RSI

 

Mình là dân kỹ thuật  nên ngôn từ, cách nhấn nhá câu chữ ,đặt dấu chấm dấu phẩy để viết nội dung không được hay , Những điều mình viết đều dựa vào sự trải nghiệm phương pháp và tích lũy kinh nghiệm , kiến thức của mình mà ra Vậy nên nó sẽ hơi thô , mong mọi người thông cảm và bỏ qua.

Mình viết ra khóa học này không mong gì nhiểu chỉ hy vọng mọi người học nó và áp dụng thật tốt . Khi nào đạt được thành quả nào đấy thì quay lại feedback thành quả bạn đã học được để mình thấy được khóa học này thực sự có ích . Và không bỏ công sức mình viết ra nó.  

Xin chân thành cảm ơn mọi người đã đọc đến đoạn cuối này.

Chúc mọi người giao dịch thuận lợi.

Đừng quên tham gia Group Trading with RSI Power : https://t.me/RsiPower99