Bạn biết cách nào để giúp bạn giao dịch đơn giản – hiệu quả và an nhàn không . Đó chính là việc bạn xây dựng hệ thống giao dich cho riêng mình. Cụ thể hơn đó chính là các bạn phải xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch theo phân kỳ RSI
Tất cả các nhà giao dịch có lợi nhuận liên tục đều có một kế hoạch và tuân theo kế hoạch đó với mức độ tự tin vừa đủ, không tự tin quá mức để đánh cược tất cả tiền ,cũng không ghi ngờ và hối hận trước những lệnh đã vào. Nếu không có sự chuẩn bị từng bước bạn có thể sẽ trở nên mất phương hướng mỗi khi thị trường đi sideway , đi ngược chiều phân tích. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn giao dịch theo phân kỳ RSI và cách để cho mọi người xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh từ A – Z với nó.
Để có một hệ thống giao dịch theo phân kỳ RSI thì bạn cần phải có những điều sau đây.
- Điểm entry vào lệnh
- Điểm đặt Stoploss- Take profit ( Tỉ lệ R : R )
- Tính toán khối lượng cho mỗi lệnh ( Quy tắc quản lí vốn )
- Phương pháp 3K rèn luyện tính kỷ luật
Đây chính là những điều mình sẽ chia sẻ cho mọi người . oke chúng ta bắt đầu đi vào từng ý một
Điểm ENTRY vào lệnh phân kỳ RSI
Để tìm được điểm ENTRY khi vào lệnh thì chúng ta phải chắc chắn xác định được , nhận diện được mô hình phân kỳ RSI ( trong phần trước mình đã hướng dẫn mọi người cách phát hiện RSI phân kỳ 2 đỉnh – 2 đáy và RSI 3 đỉnh – 3 đáy rồi mọi người nhớ thuộc để còn áp dụng nha ) .
Vậy ở đây chúng ta sẽ có điểm ENTRY lý tưởng đó chính là
Trường hợp 1 : Nếu là phân kỳ Dương
=> chúng ta sẽ vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến xanh thứ 2 liên tiếp. Để hiểu rõ hơn câu này mọi người xem ảnh phía dưới
Thêm 1 ví dụ nữa cho mọi người hiểu hơn
Vậy tại sao mình lại nói là điểm ENTRY lí tưởng. Nếu khi mở biểu đồ lên các bạn đang thấy nến nó chạy ở cây nến xanh thứ 2. Có thời gian rảnh để đợi thì mọi người nên đợi đến khi nào cây nến xanh đó gần đóng nến thì chúng ta vào lệnh. Thì điểm ENTRY đấy là hợp lí nhất.
Còn nếu không thể đợi cho đến khi nến xanh thứ 2 gần đóng nến được Vì mọi người đang đi làm hoặc phải làm việc khác thì hoàn toàn mọi người vào lệnh ngay lập tức được , không cần phải đợi đến khi gần đóng nến với vào .
Tuy nhiên điều kiện ở đây là mô hình phân kỳ RSI đã hình thành . Còn nếu biểu đồ RSI và biểu đồ nến chưa ngược chiều nhau chưa phân kỳ thì đó đâu phải tín hiệu để chúng ta vào lệnh đúng không. Nên yếu tố đầu tiên là xuất hiện phân kỳ. Yếu tố thứ 2 là đợi ENTRY lí tưởng để vào lệnh còn nếu không thế đợi được thì chúng ta có thể vào lệnh ngay lập tức cũng được không sao cả.
Ở đoạn này nhiều người bảo nếu cây nến thứ 2 đó không phải là cây nến màu xanh mà là cây nến màu đỏ được không. Mình nói luôn là sẽ tùy trường hợp.
Nếu cây nến thứ 2 là màu đỏ nhưng là nến con quay ( spinning top ) hoặc nến doji thì tín hiệu phân kỳ vẫn mạnh chúng ta có thể vào lệnh tại giá đóng cửa được. Ví dụ như ảnh phía dưới đây
Còn nếu cây nến thứ 2 là nến đỏ nhưng là MARUBOZU nó nhấn chìm hoàn toàn cây nến xanh thứ 1 thì chúng ta không nên vào , phải đợi thêm xem những cây nến tiếp theo có cho ra cây nến xanh để vào lệnh không.
Ví dụ như cây hình dưới đây
Đến đây có lẽ mọi người thấy hơi rối não nhưng yên tâm đi. 1-2 lần chưa quen nhưng tầm 1-2 tuần là tín hiệu nào nên vào hay không là biết ngay ấy mà.
những ví dụ mình vừa lấy trên là về cách thức vào lệnh của mô hình RSI 2 đỉnh – 2 đáy . Còn đối với mô hình 3 đỉnh 3 đáy thì chúng ta vào lệnh cũng tương tự như vậy không khác gì.
Đối với phân kỳ dương của mô hình phân kỳ RSI 3 đỉnh – 3 đáy thì entry lý tưởng cũng là giá đóng cửa của cây nến xanh thứ 2 .
Và cây nến thứ 2 là nến spinning top hoặc nến doji đều được chấp nhận và có thể vào lệnh như bình thường
Một số hình ảnh mình họa cho cách thức vào lệnh phân kỳ dương của mô hình phân kỳ RSI 3 đỉnh – 3 đáy sau đây
Trường Hợp 2 : Nếu là phân kỳ Âm
Phân kỳ âm thì sẽ ngược lại với phân kỳ dương => chúng ta sẽ vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến đỏ thứ 2 liên tiếp, mô hình RSI 2 đỉnh 2 đáy và Mô hình RSI 3 đỉnh – 3 đáy áp dụng tương tự.
Để hiểu rõ hơn câu này mọi người xem hình phía dưới cách thức vào lệnh với phân kỳ Âm
Đói với cây nến thứ 2 mà là nến xanh nhưng nhỏ hơn cây nến đỏ thứ nhất hoặc đó là nến Spinning top , doji thì mô hình đó vẫn là phân kỳ và chúng ta hoàn toàn có thể vào lệnh
Cụ thể xem trong hình dưới đây
Đối với mô hình phân kỳ 3 đỉnh – 3 đáy thì vẫn vào lệnh tươn tự .Entry vẫn là giá đóng cửa cây nến đỏ thứ 2
2 . Cách đặt Stoploss và Take profit đối với phân kỳ RSI
TH1 : Nếu là phân kỳ Dương
Sau khi chúng ta đã xác định được tín hiệu phân kỳ RSI và vào lệnh thì bước tiếp theo sẽ là xác định điểm đặt Stoploss và Take profit.
Đối với phân kỳ dương thì stoploss mọi người sẽ đặt ở phía dưới đáy gần nhất .
Take profit mọi người sẽ đặt theo tỉ lệ gấp đôi stoploss tức là tỉ lệ R : R ( risk : reward ) là 1 : 2
Ví dụ : mọi người đặt Stoploss là 10 pip thì take profit phải đặt là 20 pip thì tỉ lệ R : R là 1 : 2 .
Cụ thể thì mọi người sẽ xem hình phía dưới cách thức mà mình đã đặt Stoploss và take profit
Mô hình 3 đỉnh 3 đáy chúng ta vào lệnh và đặt Stoploss và take profit cũng tương tự như mô hình 2 đỉnh – 2 đáy
TH2 : Nếu là tín hiệu Phân Kỳ Âm
Trường hợp này về cách thức đặt SL và TP nó cũng tương tự so với Phân Kỳ Dương .Sau khi chúng ta đã xác định được tín hiệu phân kỳ Âm RSI và vào lệnh thì điểm đặt stoploss mọi người sẽ đặt ở phía trên đỉnh gần nhất .
Take profit mọi người sẽ đặt theo tỉ lệ gấp đôi stoploss tức là tỉ lệ R : R ( risk : reward ) là 1 : 2
Cụ thể thì mọi người sẽ xem hình phía dưới cách thức mà mình đã đặt Stoploss và take profit cho trường hợp Phân Kỳ ÂM
Mô hình 2 đỉnh – 2 đáy
Còn hình ảnh phía dưới đây là cách thức vào lệnh và cách đặt stoploss , take profit đối với mô hình phân kỳ Âm của 3 đỉnh – 3 đáy
Đến đây có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc hoặc inbox hỏi mình :
” Em có thể đặt theo tỉ lệ R : R là 1 : 1,5 hoặc 1 : 3 được không “,
Thì mình trả lời luôn là được nhưng cái đấy là khi mọi người đã sử dụng phương pháp này đủ lâu, nhạy bén với từng trường hợp ,biết được trường hợp phân kỳ nào nó mạnh để đặt 1 : 3 , trường hợp nào phân kỳ yếu thì đặt 1 : 1,5 Có thể linh hoạt tỉ lệ R ; R tùy theo đánh giá của mọi người . Còn bây giờ mới bắt đầu học phương pháp thì cứ mặc định 100% theo tỉ lệ 1 : 2 cho mình. Đừng cố tự ý thay đổi tỉ lệ R : R .
Ngoài ra mọi người cũng hay hỏi mình là ” Stoploss ở dưới đáy gần nhất thì em nên đặt cách đáy gần nhất là bao nhiêu “
Trả lời câu này cho mọi người là mọi người cứ áng chừng cách đáy gần nhất tầm 3-5 pip gì đấy. Đối với phân kỳ RSI ở khung thời gian nhỏ như m5 , m15 thì tầm 3 pip còn đối với khung H1 , H4 thì 5 pip. Nói chung nằm trong khoảng 3-5 pip là oke. Nó sẽ không ảnh hưởng gì nhiều.
3.Tính toán khối lượng vào lệnh cho mỗi lệnh Phân Kỳ RSI
một cách gọi khác của mục 3 này đó chính là cách quản lí vốn cho phương pháp phân kỳ RSI .
Mình biết vốn của mỗi người sẽ khác nhau , người thì 200$ , người 500$ , người 4000$ , người 20000$ … chính vì vậy mình sẽ lấy % số vốn để mọi người dễ tính toán cho tài khoản của mỗi người
Để an toàn và hiệu quả cho tài khoản , tránh tình trạng cháy thì bắt buộc mọi người phải có một công thức quản lí vốn hợp lí và phù hợp với phương pháp giao dịch.
Phương pháp phân kỳ RSI là phương pháp có tần xuất vào lệnh thấp , tỉ lệ R : R là 1 : 2 . Chính vì vậy khối lượng phù hợp nhất với phương pháp này đó chính là mỗi lệnh mọi người sẽ vào với khối lượng sao cho Stoploss chỉ mất 5% số vốn . Đồng nghĩa với việc nếu lệnh win , chạm take profit thì mọi người sẽ lãi 10% tài khoản.
Vậy là mọi người cứ lấy số vốn của mọi người chia cho 20 , tức là 20 lệnh thua liên tiếp thì mọi người sẽ cháy tài khoản
Ví dụ cụ thể : mọi người có số vốn 1000$
1000 $ : 20 (lệnh )= 50$ / lệnh
Vậy khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ thì mọi người tính toán khôi lượng sao cho stoploss dừng ở 50$. và đặt take profit gấp đôi stoploss là 100$.
Để tính toán khối lượng thì mọi người vào mục Công cụ tính lot , lợi nhuận trên website của mình rồi tìm công cụ tính lot phù hợp
Hoặc bấm vào đường link dưới đây : Công cụ tính lot
Ở dưới hình mọi người thấy :
Vốn của mình có 1000$
Cặp tiền giao dịch là EURUSD
Số pip dừng lỗ là 15pip
% Rủi ro là 5%
sau đó công cụ tính toán ta ra được .
Rủi ro về tiền là 50$
khối lượng phải đánh là 0,33 lot
Vậy là chúng ta sẽ vào với khối lượng 0,33 lot cho tín hiệu phân kỳ này
Nhiều bạn bảo rủi ro 5% 1 lệnh có lớn lắm không , có bị cháy tài khoản không.
Câu trả lời chắc chắn là không : Yên tâm đi mình đã backtest và giao dịch rất nhiều rồi, Không có chuyện 20 lệnh phân kỳ liên tục vào lệnh mà thua cả 20 đâu. Kiểu gì cũng sẽ có lệnh thắng lệnh thua xen kẽ nhau, ngược lại bạn còn có lãi là đằng khác.
Tuy nhiên một số lí do sau đây sẽ khiên các bạn bị thua lỗ hoặc tệ hơn thì cháy tài khoản .
+ Thứ nhất đánh không đều lot , khi nãy mình đã bảo vốn 1000$ thì đánh mỗi lệnh stoploss là 50$ rồi nhưng nhiều người vẫn tham lam đánh tùm lum khối lượng lên , lệnh thì 60$ , lệnh thì 70$ , lệnh thì 90$. Rồi cuối cùng những lệnh thắng thì ăn ít , lệnh thua thì mất đậm.
+ Thứ hai : Dời Stoploss. đây là nguyên nhân chính dẫn đến cháy tài khoản , không hiểu kiểu gì mà mọi người lại đi dời stoploss. Chúng ta đã tính toán rõ ràng thua lỗ cho từng lệnh , Stoploss cũng đã đặt ở vị trí đẹp thì cứ thể mà giữ . Nếu chạm Stoploss thì thôi, đợi kèo mới. Đằng này ngoan cố dời stoploss để hy vọng nó đảo chiều. Rồi cuối cùng càng ngày càng thấy nó thua lỗ đậm đến khi không gồng lỗ được nữa thì cháy tài khoản. Bó tay luôn.
+ Thứ ba : Nhồi lệnh ( bồi thêm lệnh ) đây chính phương pháp nhanh nhất giúp mọi người cháy tài khoản .Mình biết là vào lệnh to thì sẽ ăn được nhiều nhưng các bạn phải nghĩ đến rủi ro trước khi nghĩ đến lợi nhuận. Nếu lệnh bồi đó mà WIN mọi người sẽ kiếm thêm được ít tiền , nhưng những lệnh bồi đó mà thua, các bạn lại bồi thêm lệnh nữa cũng thua thì sớm muộn cũng hết tiền cháy tài khoản. Mà tài khoản đã hết tiền thì không còn cơ hội cho các bạn làm lại đâu . Vì vậy hãy suy nghĩ an toàn lên một chút đi mọi người.
4 . Phương Pháp 3K rèn luyện tính kỷ luật
Đây là một phương pháp mà đến giờ mình vẫn phải sử dụng hằng ngày để kỷ luật bản thân tránh mắc lại những sai lầm mà trước kia mình đã mắc rất nhiều lần.
Mình chỉ mong sao ngày nào mình cũng tuân thủ được phương pháp 3K này là mọi chuyên trading của mình luôn luôn thuận lợi , luôn nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân mình. Hy vọng mọi người cũng nên áp dụng hằng ngày nó
Cụ thể 3K chính là 3 Không
+ Không nhồi lệnh
+ Không dời Stoploss
+ Không vào lệnh khi chưa có tín hiệu
Mình biết khi nghe thấy phương pháp 3 chữ K này là 3 điều mình vừa nói trên thì nhiều người sẽ nghĩ ôi nó dễ thực hiện . Nhưng người nào mà đang suy nghĩ như vậy thì đã sai hoàn toàn rồi. NÓ khó thực hiện vô cùng .
Để giải thích thêm cho các bạn hiểu vì sao nó khó.
Cách đây tầm 2 năm trước mình đã từng ngày nào cũng đặt bút viết 2 trang sách 3 chữ K này để nó in vào trong não nhắc nhở bản thân mình rằng luônn luôn phải tuân thủ nó. Mọi người đều diễn ra đúng như mình mong muốn 1 tuần mình tuân thủ được cả 5 ngày giao dịch , hàng tháng mình cũng tuân thủ nó không vi phạm nguyên tắc nào trong 3 nguyên tắc trên. Lúc này mình đã cho là mình đã tuân thủ nghiêm được phương pháp 3K này rồi, mình dần dần không để ý đến phương pháp 3K nữa vì cứ nghĩ nó mặc định trong đầu . CHo đến một ngày mình đã không tuân thủ nghiêm nó. Mình thấy 1 cây nến giật mạnh , mình đã vào lệnh mặc dù đó không phải là tín hiệu phân kỳ RSI, sau đó nó đi ngược xu hướng mà mình đã vào, Mình không chấp nhận cắt lệnh thua lỗ, mình liên tục dời Stoploss , không những thế còn vào thêm những lệnh khác để hy vọng nhanh gỡ lại hòa vốn . Nhưng không thị trường vẫn đi ngược xu hướng . Chỉ vỏn vẹn 30 phút mình đã cháy tài khoản. Lúc đấy mình mới nhận ra tuân thủ phương pháp 3K nó có lợi như thế nào. Và tầm quan trọng của 3K trong quá trình rèn tính kỷ luật của mình.
Vì vậy qua bài học trên của mình . Mình mong rằng mọi người luôn ghi nhớ đến phương pháp 3K để nhắc nhở bản thân phải nghiêm khắc tuân thủ kỷ luật . không dời SL , không nhồi lệnh , không vào lệnh khi chưa có tín hiệu phân kì RSI . cứ đọc đi đọc lại mấy chứ này sẽ giúp ích rất nhiều đấy.
Trước mình từng đọc một cuốn sách có tên như thế này
” Kỷ luật để tự do ” chính xác là vậy trong trading chỉ cần mọi người kỷ luật theo phương pháp thì mọi người sẽ an nhàn, tự do , tự động có tiền.
Mọi người đọc Full Khóa Học Phân Kỳ RSI tại đây :
Tham gia Group Trading with RSI Power tại đây
hay quá